Ng«n ng÷      
V¨n häc      
D©ng mÑ      
       

     

Ng«n ng÷

Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ư thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá tŕnh dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Đức,...

HOADONG.GIF (6601 BYTES) VĂN HỌC

Nền tảng văn hoá truyền thống của Việt Nam là văn hoá dân gian. Đó là kho tàng văn hoá giàu có phong phú với những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, ḥ vè..., là những làn điệu dân ca, các h́nh thức sân khấu dân gian phong phú. Nền văn hóa dân gian ấy đă phát triển dưới dạng truyền miệng trước khi có chữ viết ở Việt Nam.

Song song với ḍng văn học truyền miệng, nền văn học bác học bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với các tác phẩm viết bằng chữ Hán (thế kỷ thứ X). Trong suốt một thời gian dài, các nền văn hoá phương Bắc, văn hoá ấn Độ thông qua đạo Phật, đạo Nho đă ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học và chữ viết của Việt Nam. Tuy nhiên bản sắc của văn hoá Việt Nam vẫn được bảo vệ và phát triển với việc xuất hiện văn học chữ Nôm (cải biên của chữ Hán theo âm tiếng Việt) vào thế kỷ XIII.

Đặc biệt vào thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đă sử dụng chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Việt và nhờ vậy đă ra đời chữ Quốc ngữ. Sau hai thế kỷ, chữ Quốc ngữ đă ngày càng phổ biến và trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, ḍng văn học bằng chữ quốc ngữ đă ra đời và phát triển mạnh mẽ (văn xuôi, văn vần, truyện, thơ,...). Sau Cách mạng tháng Tám, nền văn học hiện đại Việt Nam đă chuyển sang một giai đoạn mới mang tính dân tộc và tính hiện đại sâu sắc. Việt Nam đă giới thiệu nhiều thành tựu văn học của ḿnh, từ văn học cổ điển đến văn học hiện đại ra nước ngoài và nhiều tác phẩm, tác giả Việt Nam đă được thế giới biết đến.

 

Dang Me

Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương,

Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải,

Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể,

Công sinh thành con nghĩ : quặn ḷng đau.

Gốc mai già xơ xác đă từ lâu,

Chơ vơ đứng giữa đường đời gió lộng.

Ḍng sông chảy : ấy đời con trong mộng,

Lững lờ trôi..., trôi măi đến bao giờ ?

Có những đêm con thiêm thiếp trong mơ,

Con mơ thấy hồn con về thăm mẹ.

Được ấp ủ trong t́nh thương của mẹ,

Mảnh hồn con ấm dịu biết bao nhiêu ?

Bốn phương trời con t́m kiếm đă nhiều,

Nhưng không có một t́nh yêu của mẹ.

Vu lan đến cơi ḷng con quạnh quẽ,

Bóng người xưa như phảng phất đâu đây.

Một chiều thu lạnh dâng bát cơm đầy,

T́nh nghĩa ấy, mẹ ôi ! bao thấm thía.

Phương trời này con ngậm ngùi rơi lệ,

Đức cù lao muôn một trả chưa xong.

Mùa Vu lan Quư măo (1963